img
Bluesea sáng tạo giá trị cuộc sống

Hybrid Cloud (Điện toán đám mây lai) là gì?

hybrid-cloud-la-gi

1. Hybrid Cloud (Điện toán đám mây lai) là gì?

Hybrid Cloud (Điện toán đám mây lai) là điện toán đám mây kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud. Điện toán đám mây lai này có thiết kế luân chuyển khối lượng công việc giữa Public Cloud và Private Cloud. Đây là giải pháp hiệu quả cho nhiều bài toán cụ thể của doanh nghiệp, đang dần thay thế vị trí của Public Cloud. Hybrid Cloud mang đến cho doanh nghiệp nhiều tùy chọn triển khai dữ liệu hơn.

Hybrid Cloud dựa trên một lớp ảo hóa (Hypervisor) để lưu trữ các máy ảo (VM) hoặc các vùng chứa. Lớp phần mềm của Private Cloud trên Hypervisor được kết nối bởi các nhóm IT, cung cấp những khả năng như điều phối, tự động hóa, tự phục vụ, phục hồi, hoàn trả… đối với các dịch vụ được cung cấp.

2. Phân loại Hybrid Cloud

phan-loai-hybrid-cloud

Thông thường, Hybrid Cloud sẽ được chia thành hai loại cơ bản là: Hybrid Cloud truyền thống và Hybrid Cloud hiện đại. Cụ thể:

- Hybrid Cloud truyền thống: cho phép các tài nguyên (do Hybrid Cloud cung cấp) được tích hợp vào phần mềm quản lý tập trung để tạo thành cơ sở hạ tầng Private Cloud. Từ đó, thông qua trung tâm điều khiển, người dùng có thể dễ dàng giám sát và phân bổ các tài nguyên đó. 

- Hybrid Cloud hiện đại: cho phép các doanh nghiệp tạo ra các ứng dụng mới từ công nghệ gốc đồng thời giúp việc triển khai, quản lý và tự động hóa công việc trở nên nhanh chóng, đơn giản và phù hợp hơn với mục đích kinh doanh. 

3. Nguyên lý hoạt động của Hybrid Cloud  

Về nguyên tắc chung, khi có sự thay đổi về chi phí hoặc khi xảy ra những tình huống phát sinh (mất kết nối network, lỗi phần cứng,...), Hybrid Cloud sẽ tự động luân chuyển tài nguyên điện toán giữa Public Cloud và Private Cloud để đảm bảo duy trì các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đi vào cụ thể, mỗi loại Hybrid Cloud sẽ có một nguyên lý hoạt động riêng:

- Hybrid Cloud truyền thống: chuyển đổi tài nguyên điện toán thành cơ sở hạ tầng trên Private Cloud. Sau đó, kết nối cơ sở hạ tầng với Public Cloud và tích hợp trên các công cụ quản lý thống nhất. Cuối cùng, người dùng có thể sử dụng bảng điều khiển trung tâm để giám sát, quản lý và phân bổ tài nguyên dễ dàng.

- Hybrid Cloud hiện đại: tự động xây dựng, chia nhỏ và chuyển đổi các ứng dụng thành các phần nhỏ hơn trong Public Cloud và Private Cloud. Sau đó, những thành phần này có thể được tích hợp lại để phục vụ cho một mục đích cụ thể nào đó (kinh doanh, lưu trữ,...).

4. Ưu và nhược điểm của mô hình Hybrid Cloud

uu-nhuoc-hybrid-cloud

4.1. Ưu điểm của Hybrid Cloud:

Chi phí hoạt động thấp

Khi sử dụng Hybrid Cloud, bạn có thể lưu trữ dữ liệu quan trọng trên Private Cloud tại chỗ, dữ liệu ít quan trọng hơn trên Public Cloud. Quá trình lưu trữ đơn giản, dễ dàng giúp bạn tiết kiệm không ít chi phí và tối ưu hóa công việc.

Tốc độ tăng nhanh

Tính năng của đám mây lai tương tự như Edge Computing và Distributed Computing. Tốc độ hoạt động nhanh chóng và có thể cải thiện dễ dàng bằng cách xác định các dịch vụ quan trọng theo hệ thống yêu cầu.

Mở rộng không giới hạn

Hybrid Cloud là sự kết hợp hoàn hảo của Public Cloud và Private Cloud. Doanh nghiệp có quyền truy cập không giới hạn với sự giúp đỡ của Public Cloud. Doanh nghiệp cũng có thể thoải mái mở rộng không gian lưu trữ với Private Cloud.

Tăng sự nhanh nhạy

Các doanh nghiệp kỹ thuật số luôn có nhu cầu thích ứng và chuyển đổi nhanh chóng. Do đó, việc Hybrid Cloud tổng hợp các tính năng vượt trội của Public Cloud và Private Cloud sẽ tăng sự nhanh nhẹn và sức cạnh tranh trên thị trường.

Độ tin cậy lớn

Trong cả trung tâm dữ liệu tại cơ sở, Hybrid Cloud đều triển khai các ứng dụng và dịch vụ. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro xảy ra sự cố cho doanh nghiệp, hạn chế tình trạng gián đoạn hoạt động công việc.

4.2. Nhược điểm của Hybrid Cloud:

Hybrid Cloud mang lại những giá trị hữu ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, giải pháp công nghệ này cũng gặp một số hạn chế nhất định như:

- Toàn bộ công việc tại Private Cloud bắt buộc phải truy cập và tương tác với nhà cung cấp Public Cloud. Hybrid Cloud đòi hỏi khả năng kết nối mạng vững chắc và tương thích với API.

- Hybrid Cloud cũng đòi hỏi việc xây dựng và bảo trì Private Cloud nên doanh nghiệp cần có đội ngũ IT có trình độ chuyên môn nhất định. Hệ thống hỗ trợ cùng các công cụ khác khi triển khai các cơ sở dữ liệu, phần mềm mở rộng có thể khiến mô hình trở nên phức tạp hơn.

- Dịch vụ này có thể xảy ra gián đoạn hoặc gặp các vấn đề về kết nối đối với Public Cloud. Việc này khiến quá trình thử nghiệm và thiết kế công việc trở nên phức tạp hơn.

- Nhiều trường hợp, doanh nghiệp phải tái cấu trúc lại khối lượng công việc dự kiến. Đồng thời, bạn phải gán vào API của nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud.

- Mặc dù Hybrid Cloud có khả năng kiểm soát tính riêng tư và bảo mật, nhưng chúng vẫn chia sẻ thông tin trên Public Cloud. Vì vậy, khả năng bảo mật và tính riêng tư của mô hình này còn hạn chế.

5. Ứng dụng của Hybrid Cloud

ung-dung-hybrid-cloud

Sử dụng cho những công việc biến động cao

Ví dụ như các hệ thống nhập lệnh giao dịch, vào những dịp lễ hoặc Tết nó sẽ có số lần tăng đột biến. Với hệ thống này thì bạn có thể sử dụng mô hình Hybrid Cloud.

Bạn có thể sử dụng ứng dụng trên nền Private Cloud. Sau đó, khi cần truy cập tài nguyên để mở rộng nhu cầu tính toán đột biến thì áp dụng môi trường điện toán đám mây kết hợp.

Nhờ sự luân chuyển linh hoạt mà bạn có thể chọn đám mây phù hợp nhất với khối lượng công việc. Từ đó có được các phương án dự phòng, khi công việc vượt quá khả năng giải quyết của đám mây nội bộ, bạn sẽ chuyển sang đám mây công cộng ngay.

Cho phép doanh nghiệp triển khai mô hình tại chỗ

Công nghệ này sẽ giúp bạn triển khai mô hình tại chỗ để giúp lưu trữ các công việc quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng cùng lúc các dịch vụ Public Cloud của bên thứ ba để lưu trữ một số tài nguyên ít quan trọng hơn.

Xử lý dữ liệu lớn Big Data

Xử lý dữ liệu lớn Big Data chưa bao giờ là điều dễ dàng. Nhưng nếu doanh nghiệp của bạn đã biết Hybrid Cloud là gì và ứng dụng đám mây này thì có thể xử lý vấn đề này đơn giản hơn. Bộ nhớ của Hybrid Cloud Storage có thể duy trì hoạt động kinh doanh trong khi vẫn đang xử lý lượng lớn dữ liệu.

Sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ IT

Hybrid Cloud cũng giúp doanh nghiệp có thể sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ IT. Điều này giúp doanh nghiệp có các giải pháp lưu trữ ổn định, linh hoạt với chi phí thấp nhất. Ứng dụng của Hybrid Cloud mang lại các giải pháp xử lý công việc cực kỳ hiệu quả, tiết kiệm nhiều thời gian.

6. Doanh nghiệp nào nên triển khai Hybrid Cloud?

Nếu có những đặc điểm dưới đây, doanh nghiệp nên triển khai Hybrid Cloud:

- Cần thực hiện quá trình chuyển đổi kỹ thuật số để cải thiện hiệu suất và tối ưu hóa quá trình làm việc.

- Cần phục hồi sau sự cố hoặc khắc phục vấn đề liên quan đến gián đoạn trong hệ thống trung tâm dữ liệu.

- Muốn phát triển và thử nghiệm các ứng dụng mới trên đám mây công cộng để tiết kiệm thời gian và tài nguyên.

- Cần truy vấn, phân tích và xử lý dữ liệu định kỳ, đặc biệt là khi lượng dữ liệu lớn và cần sự mở rộng của đám mây công cộng.

- Khám phá và đánh giá khả năng cung cấp giải pháp và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của các nhà cung cấp.

Nói tóm lại, Hybrid Cloud là một mô hình đám mây phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhu cầu sử dụng nhiều loại dịch vụ đám mây khác nhau. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ Hybrid Cloud là gì, vui lòng liên hệ Bluesea để được hỗ trợ thêm nhé.
—---------------------------------------------
Công ty cổ phần Công nghệ và Truyền thông Biển Xanh
Website: https://quangcaohieuqua.com.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/blueseacloudserver/
Hotline: 0907.69.69.46
Email: yenht@bluesea.vn
Trụ sở chính: 91 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
CN HCM: 205B Hoàng Hoa Thám, P.6, Bình Thạnh, TP.HCM

đối tác chiến lược

hổ trợ trực tuyến